CA HAY THÁNG 12/2017: VẸO CỘT SỐNG NẶNG

20:44, 23/12/2017

BN Nguyễn Ngọc M., nữ 12 tuổi, số HS: 17/39036, vẹo cột sống ngực nặng, 111 độ. Bệnh phát hiện đã lâu, nhưng người nhà không có điều kiện phẫu thuật.

Biến dạng diễn tiến nhanh, nặng nên chụp MRI để tầm soát dị tật kèm theo, phát hiện rỗng tủy cổ (tăng nguy cơ liệt của cuộc mổ)
Chần đoán: vẹo cột sống ngực nặng, 111 độ/ rỗng tủy cổ
Sau khi nhập viện, hội chẩn, bệnh nhân được đặt vòng Halo kéo tạ tăng dần, dự định kéo 2 tuần sẽ mổ, kèm theo đó tập chức năng hô hấp, dinh dưỡng, ổn định nội khoa
Bệnh nhân được mổ vào ngày 13/12/2017
E kíp mổ gồm: Bs Vũ Viết Chính, TsBs Võ Quang đình Nam, Bs đỗ Trần Khanh, 
Trong mổ sử dụng, máy theo dõi tủy sống, truyền máu hoàn hồi, có thể sử dụng kĩ thuật đục xương để nắn chỉnh được nhiều hơn biến dạng ( nếu tình trạng ổn định)
Thời gian mổ: gần 5 tiếng.
Một số hình ảnh
xq_truoc_mo_3Hình X quang trước mổ : vẹo rất nặng.
xq_sau_mo_7Hình X quang sau mổ
 
Sau mổ 7 ngày, bệnh nhân ổn định, không yếu liệt chi, sức khỏe ổn định, bệnh nhân được hướng dẫn VLTL và chuẩn bị xuất viện.

Theo nhận định của chuyên gia cột sống Nhi:

Bn Mai trước mổ không có biến chứng thần kinh, không yếu liệt chân, nên việc đi lại không ảnh hưởng. Tuy nhiên, dáng đi của em lệch và cong rất nhiều sang bên, kèm theo đó bé bị đau lưng nhiều, chức năng phổi cũng bị hạn chế nên ngoài việc ảnh hưởng đến hình  dạng  thẩm mĩ, bé còn khó khăn trong các sinh hoạt và vui chơi thường ngày.

Vẹo cột sống gặp khoảng 3% các trẻ em nói chung, trong đó vẹo cột sống vô căn (ko rõ nguyên nhân, bệnh do nhiều yếu tố tác động) chiếm khoảng 90%, và thường gặp ở trẻ nữ (10 nữ:1 nam).
Trường hợp bé Mai là 1 trường hợp vẹo cột sống vô căn, mức độ nặng, góc vẹo tại đoạn cong chính lên đến 111 độ (góc Cobb), kèm theo đó bé có dị tật trong tủy sống cổ đó là bệnh rỗng tủy. Do vậy, việc nắn chỉnh 1 trường hợp vẹo nặng đã khó, dễ xảy ra các biến chứng liệt sau mổ thì nay lại càng khó khăn, dễ biến chứng hơn
Trường hợp điều trị bn Mai, bv chúng tôi sử dụng cách kéo liên tục qua vòng đầu Halo, tăng trọng lượng kéo dần trong thời gian khoảng 2 tuần, để giảm độ cong của cột sống. Ngoài ra, trong thời gian trước mổ, bé được chuẩn bị các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận, tim, phổi..v.v..tập VLTL Hô Hấp, điều trị dinh dưỡng để bé có đủ sức khoẻ để phẫu thuật. Tiếp đó trong lúc mổ, bv sử dụng hệ thống theo dõi về thần kinh, tủy sống - đây là 1 phương tiện mới được áp dụng, để giảm nguy cơ biến chứng liệt. Ngoài ra nguy cơ mất máu đối với bn này là rất lớn, do biên dạng nặng, cuộc mổ kéo dài, nên trước phẫu thuật cần dự trù máu, và trong lúc mổ thì bv có sử dụng thiết bị truyền máu hoàn hồi, sử dụng lại chính máu của bệnh nhân, lọc lại và truyền lại cho bn, hạn chế truyền máu lạ cho bé
Kết quả sau, bé an toàn, và đi đứng được 3 ngày sau khi mổ, và đã được xuất viện sau mổ 1 tuần ( bé đã xuất viện)
Hiện tại, bv thực hiện phẫu thuật cho khoảng 2-3 trường hợp vẹo cột sống mỗi tuần. Được sự quan tâm, hỗ trợ của ban lãnh đạo bệnh viện, nên việc thực hiện phẫu thuật vẹo cột sống đã khá thường qui, và quen thuộc, nên việc giảm tránh các biến chứng đến mức thấp nhất.
Đối với các bn vẹo cột sồng, việc phát hiện sớm và theo dõi theo đúng chương trình của bv là hết sức quan trọng. Việc theo dõi giúp hướng dẫn bé tập VLTL, Thể Thao, giữ đúng tư thế sinh hoạt, nhằm làm chậm diễn tiến bệnh. Ngoài ra việc theo dõi tốt còn giúp việc chọn lựa thời gian phẫu thuật kịp thời, sẽ an toàn hơn để đến lúc vẹo nặng, đồng thời bé có thể có thời gian để chuẩn bị sk cho ca mổ thực hiện tốt hơn
Trân trọng!!

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM
TAG:
Ý kiến của bạn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet