Một số kiến thức về bàn chân

14:38, 03/08/2021

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BÀN CHÂN BẸT

BsCKI Võ Duy Linh

 

1./ SỐ TRẺ BỊ BÀN CHÂN BẸT (BCB) ĐẾN BV CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

  Từ tháng 1 đến cuối tháng 5/2021: 53 trường hợp đến khám và được chẩn đoán là bàn chân bẹt

2./ THEO THỐNG KÊ TẠI VN, SỐ TRẺ BỊ BCB LÀ BAO NHIÊU?

  Không có thống kê chính xác tại Việt Nam. Tuy nhiên, vài nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỉ lệ gặp bàn chân bẹt ở trẻ trong độ tuổi từ 3-6 tuổi là khoảng 44%. Tỉ lệ này giảm nhanh theo tuổi: ở 3 tuổi gặp đến 54% các trường hợp thì tới 6 tuổi chỉ còn 24%.

3./NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH NÀY LÀ GÌ?

  Hầu hết trẻ sinh ra đều không có vòm bàn chân từ đầu do mỡ dưới da gan chân trẻ sơ sinh nhiều. và mô liên kết còn lỏng lẻo. Vòm bàn chân hình thành dần trong quá trình trẻ lớn lên, đi lại, chạy. nhảy và sinh hoạt. Đến khoảng 5-6 tuổi, nếu vòm bàn chân vẫn chưa hình thành thì có thể bé bị tật. bàn chân bẹt.

  Chưa có nghiên cứu đầy đủ và chính xác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy bàn chân bẹt thường gặp ở những trường hợp sau:

  • Giới tính: bé trai có tỉ lệ gặp bàn chân bẹt gấp đôi bé gái
  • Trẻ ít vận động, béo phì
  • Trẻ bị bệnh lý lỏng lẻo dây chằng (bệnh lỏng lẻo đa khớp)
  • Trẻ có ngắn gân gót (gân Achilles)
  • Trẻ có bất thường về cấu trúc xương: xương sên đứng dọc bẩm sinh (Vertical Talus), cầu xương bàn chân (Tarsal Coalition), bàn chân xiên (Skew foot), xương đốt bàn chân khép (metatarsus adductus)

4./ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NÀY LÀ GÌ? CÓ PHẢI BCB RẤT KHÓ PHÁT HIỆN VÀ CÓ NHIỀU BIỂU HIỆN LÀM PHỤ HUYNH DỄ NHẦM LẪN VỚI TÉ NGÃ Ở TRẺ KHÔNG?

  Bàn chân bẹt được mô tả là có vòm phía trong của gan chân thấp hoặc mất hẳn, với trục của bàn chân sau thường vẹo ngoài.

  Với mô tả như vậy, thông thường bố mẹ sẽ dễ phát hiện con mình bị bàn chân bẹt. Đa số trẻ bị bàn chân bẹt là dạng bẹt mềm, thường không có biểu hiện triệu chứng và không ảnh hưởng đến chức năng của bé. Một số ít trường hợp bàn chân bẹt có biểu hiện triệu chứng ví dụ trẻ bị đau khi đi lại nhiều hoặc chạy nhảy.

5./ CÓ NGUY HIỂM VÀ CÓ DI CHỨNG NHƯ THẾ NÀO NẾU KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM

  Nếu trẻ thuộc dạng bàn chân bẹt mềm thì thường không có biểu hiện triệu chứng và không ảnh hưởng đến chức năng của trẻ. Nếu là dạng bẹt cứng có triệu chứng mà không điều trị sớm có thể gây đau kéo dài, viêm khớp, hoặc ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ.

  6./ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CHỮA TRỊ TẬT NÀY LÀ GÌ? CÓ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO? 

Phương pháp không phẫu thuật:

Cần xác định các phương pháp điều trị không phẫu thuật (xoa bóp, mang đế giày…) đều không có tác dụng giúp hình thành vòm bàn chân của bé, mà chỉ cải thiện được các triệu chứng đau do bàn chân bẹt gây ra.

Một số phương pháp có thể có hiệu quả giảm đau:

  • Xoa bóp, kéo giãn
  • Tập cơ chân
  • Mang đế giày chỉnh hình.

Phương pháp phẫu thuật:

  Thường có chỉ định rất hạn chế, chỉ đối với những trường hợp bàn chân bẹt bệnh lý có triệu chứng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị không phẫu thuật sau một thời gian dài.

  Mỗi phương pháp dù phẫu thuật hay không đều chỉ thích hợp với từng dạng bàn chân bẹt khác nhau. Vì thế ba mẹ nên đưa con đi khám để xác định đúng con mình bị bàn chân bẹt dạng nào, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

 

 

 

 

 

 

 


Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình TpHCM
TAG:
Ý kiến của bạn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet