AI CHữA BệNH CHO THầY THUốC

10:33, 25/02/2017

Ai chữa bệnh cho thầy thuốc?

Một ngày giữa tuần, T., người bạn tôi làm bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, uể oải thức dậy không muốn đến chỗ làm.

IMG_1278

Công việc quá tải, nặng nề, tiếp xúc nhiều cảm xúc tiêu cực dễ khiến nhân viên y tế bị kiệt quệ thể xác lẫn tinh thần.

Anh nhắn tin cho tôi: “Có lẽ mình đã chọn sai nghề. Làm ngành y quá nhiều áp lực, mình cảm thấy vô dụng và không còn cảm hứng với nghề này nữa”.

Khi thầy thuốc kiệt quệ

T. là một bác sĩ giỏi ở đỉnh cao sự nghiệp, là nguồn cảm hứng nghề nghiệp cho nhiều đàn em, nhưng giờ đây anh phải rơi vào tình trạng như thế. Tình trạng của T. không xa lạ mà khá phổ biến trong giới thầy thuốc thời nay, được gọi là “tình trạng kiệt quệ” (burnout). Đó là một hội chứng lâm sàng với đặc điểm không còn hứng thú nghề nghiệp, hoài nghi bản thân và thiếu nỗ lực trong công việc.

Một số vấn đề khác cũng có thể bắt gặp trong hội chứng này, như thể lực giảm sút, cảm thấy vô dụng, khả năng nhận định kém, không muốn gắn bó với đồng nghiệp và thiếu quan tâm đến bệnh nhân. Điều này ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn của người bác sĩ, chất lượng điều trị bệnh nhân và họ dễ mắc sai lầm y khoa hơn.

Tuy nhiên, điều nặng nề nhất của tình trạng kiệt quệ đã được thế giới quan tâm là vấn nạn bác sĩ tự tử. Thống kê cho thấy mỗi năm có 300 – 400 bác sĩ nước Mỹ tìm đến cái chết, nghĩa là mỗi ngày có một bác sĩ tự tử. Người ta cũng nhận thấy bác sĩ nữ tự tử chết thành công hơn người dân bình thường gấp 2,3 lần và bác sĩ nam thành công gấp 1,4 lần.

Báo cáo của trang mạng y khoa nổi tiếng toàn cầu Medscape năm 2012 lý giải là do “bác sĩ rành chuyên môn nên biết được giải pháp nào tốt nhất… để chết”. Nhiều lý do giải thích cho tình trạng kiệt quệ của bác sĩ. Hỏi T., anh cho biết môi trường làm việc nặng nề, tiếp xúc toàn bệnh nhân nặng. T. nói: “Có thời điểm nhiều bệnh nhân dồn dập ra đi khiến tôi cảm thấy mình bất lực”.

Không chỉ bác sĩ làm việc ở tuyến trên bị kiệt quệ thể xác lẫn tinh thần, mà cả bác sĩ làm việc ở tuyến cơ sở cũng gặp tình trạng này. K., bác sĩ làm việc tại một trạm y tế của TPHCM, cũng thường rơi vào tình trạng cáu gắt, mau quên, không tập trung vì bên cạnh công việc khám bệnh chị còn phải giải quyết hàng núi công việc hành chánh như hội họp, làm báo cáo, tập huấn chuyên môn.

Báo cáo Medscape 2015 về cách sống của bác sĩ Mỹ cho thấy những lý do hàng đầu gây ra kiệt quệ ở thầy thuốc là phải làm công việc hành chánh quá nhiều, làm việc nhiều giờ, thu nhập không tương xứng, gia tăng công việc vi tính hoá… Những nguyên nhân này không mấy xa lạ với môi trường làm việc của thầy thuốc Việt Nam.

Xã hội không thể vô can

Nghề y là một nghề tiếp xúc quá nhiều bi kịch của con người như bệnh tật, tổn hại, chết chóc. Nhiều bác sĩ, điều dưỡng không có đủ thời gian lấy lại tinh thần sau những sự cố không trông đợi của điều trị hoặc những cái chết của bệnh nhân. Vì thế không lạ gì khi nghiên cứu ở Mỹ cho thấy bác sĩ là nghề dễ bị kiệt quệ và trầm cảm nhiều hơn bất kỳ ngành nào.

Trong bối cảnh đó, sự đãi ngộ dành cho nghề y lại không tương xứng. Vì thế ở Mỹ, nơi nhân viên y tế có thu nhập tốt, nhiều người trẻ cũng không theo con đường này. Khảo sát của hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2014, cho thấy 9/10 bác sĩ không có ý định khuyên ai chọn nghề y, vì nghề  đó tù túng (làm việc liên tục trong bệnh viện), tổn hại tinh thần (tiếp xúc với nhiều cảm xúc tiêu cực), tưởng thưởng không tương xứng (thành công không ai nói, nhưng sai sót bị trừng phạt nặng).

Để trở thành một bác sĩ chuyên khoa, một người trẻ Mỹ thường phải mất nhiều năm như 4 năm đại học, 4 năm y khoa, 3 – 5 năm nội trú và 3 – 5 năm hành nghề, vị chi 7 – 14 năm sau đại học. Vậy một bác sĩ để làm việc được phải gần 40 tuổi, trong khi với những ngành nghề khác sau 4 – 6  năm đại học hoặc cao học, người ta có thể kiếm tiền được ở giữa hoặc cuối tuổi 20.

Thực trạng này không khác mấy so với việc học và hành nghề y khoa ở Việt Nam. Để có một chỗ làm, một bác sĩ nước ta học 7 – 8 năm học (6 năm đại học + 1 – 2 năm chuyên khoa), nhưng thu nhập thua xa một người chỉ mất 4 năm học đại học chuyên ngành tin học, kinh tế, thương mại, trong khi môi trường làm việc ở những ngành này ít áp lực hơn so với ngành y.

Cuối năm qua, gặp H., sinh viên năm thứ 3 đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, em hốc hác, tiều tuỵ. Hỏi học hành thế nào, H. than thở: “Em đã sai khi nghe lời cha mẹ chọn học ngành này vì nó quá cực. Nhìn bạn bè học ngành khác em phát thèm vì chúng hạnh phúc quá, áp lực học không bằng một nửa mà hết năm sau thì ra trường, còn em không biết khi nào mới học xong”.

D., một bác sĩ tim mạch khá nổi tiếng của TPHCM, có lần tâm sự: “Tôi có ba đứa con, nhưng nhất quyết không cho đứa nào theo y khoa vì ngành này quá cực khổ”. Phải nói thêm, gia đình D. nhiều đời làm nghề y và ba anh từng làm lãnh đạo một bệnh viện lớn ở thành phố.

Có thể những trường hợp như H. hay bác sĩ D. là cá biệt, vì những người chọn một nghề đặc biệt như nghề y được xem là “thiên hướng” hay được “kêu gọi” (calling). Nhưng phải làm gì để họ không bị kiệt quệ hay trầm cảm, hay ít ra họ cũng chữa được bệnh để còn tiếp tục phục vụ cộng đồng? Bác sĩ bệnh phải tìm đồng nghiệp để chữa bệnh. Nhưng bác sĩ bị kiệt quệ hay trầm cảm thì chất lượng điều trị giảm sút và dễ dẫn đến sai sót y khoa, khi đó bệnh nhân lãnh đủ.

Vì thế, “chữa bệnh kiệt quệ” cho bác sĩ phải cần đến nhiều giải pháp: giảm tải bệnh nhân, bớt công việc hành chánh hoá, đãi ngộ tương xứng, nhìn nhận công việc của họ công bằng hơn – không phải sự cố y khoa nào cũng bị lên án gay gắt.

Nguồn http://tiepthithegioi.vn/khoe-vui/suc-khoe-y-te/ai-chua-benh-cho-thay-thuoc/

 


http://tiepthithegioi.vn/khoe-vui/suc-khoe-y-te/ai-chua-benh-cho-thay-thuoc/
Nguồn Báo Tiếp thị gia đình
TAG:
Ý kiến của bạn

Giới hạn tin theo ngày :    
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet