Bệnh THỐNG PHONG (GÚT)

20:46, 28/04/2020

BỆNH THỐNG PHONG (GÚT)

BSCKI Trần Thị Ngọc Dung

Bs Khoa Khớp BVCTCH

I/ Bệnh Gút (Gút)

Hay còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh viêm khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa chất purin , làm tăng acid uric trong máu, làm lắng động các tinh thể muối monosodium urat trong các tổ chức sụn, xương, phần mềm, ổ khớp( gọi là hạt Tophi). Lắng động ở thận gây, sỏi thận , suy thận

Biểu hiện bằng các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát.

1

                                                     Sự lắng động tinh thể muối urat

   II/ Tình hình bệnh Gút hiện nay 

  Bệnh Gút là bệnh được biết từ hàng ngàn năm trước, nhưng hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt nam tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng và đang trẻ hóa, đa số mắc bệnh ở nam giới độ tuổi từ 40- 60 tuổi, nhưng hiện nay có nhiều người trẻ độ 30 tuổi cũng mắc bệnh này.

 Trên thế giới, các nước Châu Âu tỷ lệ mắc 0,02-0,2% dân số, ở Mỹ 0,94% vào năm 1996, năm 2000- 2005 ở Anh và Đức là 1,4%.

 Tại Việt Nam: Theo PGS-TS Đoàn Văn Đệ tần suất mắc bệnh là 0,1-0,2% tổng số bệnh nói chung và chiếm 0,4-5% trong các bệnh về khớp. Tại khoa khớp Bệnh Viện 115 có khoảng 10% bệnh nhân đến khám mắc bệnh Gút.

III/ Nguyên nhân 

1.Nguyên phát:

    - 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

   - Không rõ nguyên nhân 

   - Thiếu HGPRT (một phần hay toàn bộ).

   - Tăng hoạt tính men PRPP synthetase.

2. Thứ phát

   - Ăn quá nhiều thức ăn có purin: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

  - Tăng tái tạo nucleotide.

  - Bệnh dự trữ glycogen

  - Bệnh cơ nặng

3. Nguyên nhân phối hợp 

  - Lạm dụng rượu

  - Thiếu oxy và bão hòa oxy tổ chức

  - Thiếu hụt glucose-6-phosphatase

  - Thiếu hụt fructose-1-phosphat-aldolase

4. Nguyên nhân do giảm bài tiết acid uric :

  • Suy thận
  • Tăng huyết áp 
  • Cường chức năng tuyến cận giáp
  • Một số thuốc:cyclosporine, pyrazynamid, ethambutol, liều thấp aspirine.
  •  Bệnh thận do nhiễm độc chì.

VI/ Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh     

      Triệu chứng bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gút không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gút cấp tính hoặc mãn tính.

    Biểu hiện sớm của bệnh gút:                                              

  - Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

  - Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

  - Khớp sưng đỏ

  - Vùng xung quanh khớp ấm lên

  - Có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi 

Cơn đau điển hình nhất của bệnh gout thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, những vùng khớp khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp ở: bàn chân, mác cá chân, đầu gối, khủy tay, cổ tay …

                                             

3

Viêm khớp bàn ngón chân cái do gút

                                                  

Hiếm khi nào bệnh gout biểu hiện tại các khớp ở trung tâm cơ thể như cột sống, vai hoặc hông.

Phát triển các cục Tophi

4

Hình ảnh các cục tophi                                          

V/ Mức độ nguy hiểm của bệnh Gút 

      Bệnh gút tuy không đe dọa tính mạng như một số bệnh tim hay đột quỵ. Tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị Gút hiệu quả thì chúng làm giảm chất lượng cuộc sống , ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong .

     Các biến chứng thường gặp: hạt Tophi, Viêm biến dạng khớp làm hạn chế vận động khớp có thể dẫn đến tàn phế, sỏi thận , suy thận.

VI/  Ảnh hưởng thời tiết, thoái quen sinh hoạt đến bệnh 

    - Khi thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh, nhiệt độ ẩm thay đổi đột ngột làm tăng sự lắng đọng của acid uric dễ tạo ra cơn gút cấp.

    - Các thói quen sinh hoạt ảnh hưởng tới bệnh Gút : 

+ Sinh hoạt không khoa học : ăn uống không điều độ 

+ Béo phì: người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh Gút cao gấp 5 lần người bình thường 

+ Ít vận động 

+ Uống ít nước 

+ Uống nhiều rượu, bia

 VII/ Chế độ ăn uống cho người bệnh Gút 

  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên chất.
  • Uống nhiều nước
  • Giảm chất béo
  • Kiêng thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, cừu.., nội tạng như gan, lòng,óc…Vì hàm lượng purin cao
  • Kiêng các loại hải sản có lượng purin cao : cá cơm, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, tôm, cua…
  • Kiêng rượu bia

 

 

 

 

 

 

 


BsCKI Trần Thị Ngọc Dung - Trưởng phòng CTXH
TAG:
Ý kiến của bạn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet