Khoa Dược

KHOA DƯỢC

Trưởng khoa: Ds Đặng Hữu Tâm

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

  Tháng 10-1984, theo sự chỉ đạo của Giám Đốc Bệnh viện Trần Hưng Đạo (BS Trần Lý Nam Anh), Khoa Dược Bệnh viện Trần Hưng Đạo phải chuẩn bị chuyển hướng hoạt động từ nhiệm vụ phục vụ 200 giường bệnh đa khoa chuyển qua phục vụ chuyên ngành ngoại chấn thương chỉnh hình nhằm thành lập một Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

  Trước nhiệm vụ mới, với sự cố vấn của Bs Lê Kính, BS Trần Tấn Phát, BS Nguyễn Ngọc Chung, … Khoa Dược khẩn trương lên kế hoạch: 

a) Mua sắm trang thiết bị, y dụng cụ cho:

- 4 phòng mổ mới thành lập (cải tạo từ Khoa Nội 3)

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh với 4 máy chụp  thay phòng Xquang cũ chỉ có 1 máy chụp

- Thành lập phòng Vật lý trị liệu, phòng điều trị bảo tồn (trước đó có bộ phận bó bột nằm trong phòng tiểu phẫu).

-Mở rộng khu phòng khám chuyên khoa với 5 phòng khám mới, mở rộng phòng tiểu phẫu

- Thành lập phòng cấp cứu mới (tách ra khỏi ICU), phòng tiểu phẫu mới

b) Tiếp quản một số y dụng cụ từ Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Bình Dân.

c) Chuyển y dụng cụ, thuốc, thiết bị chuyên khoa Sản Phụ, Nha khoa… qua Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện  An Bình.

Bản thân Khoa Dược cũng cần thay đổi cơ cấu  :

  • Chuyển chỗ từ vị trí cũ (giữa BV) sang thay thế cơ sở của Khoa sản-phụ và tổ chức lại Khoa
  • Nghiên cứu tìm hiểu yêu cầu thuốc, y dụng cụ thiết bị chuyên ngành chấn thương chỉnh hình
  • Mở rộng kho thiết bị dụng cụ
  • Thành lập bộ phẩn sửa chữa và bảo trì y dụng cụ
  • Mở phòng sản xuất thuốc dùng ngoài (thuốc sát trùng và rửa vết thương)
  • Tăng năng suất phòng sản xuất dung dịch tiêm truyền.
  • Mở rộng phòng oxy trung tâm tăng năng suất gấp 3 lần.
  • Giải thể phòng sản xuất thuốc dược liệu, đông y

Với các nỗ lực chung của các khoa, phòng trong Bệnh viện Trần Hưng Đạo, Khoa Dược đã đạt được sự chuẩn bị tốt cho việc thành lập khoa, đáp ứng yêu cầu phục vụ cung cấp thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao chuyên ngành ngoại chấn thương chỉnh hình song hành với việc thành lập Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình của Sở Y tế TP.HCM vào ngày 18/5/1985.

Khoa Dược Bệnh viện Trần Hưng Đạo cũng chuyển mình thành Khoa Dược Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình với nhân sự khoản 16 người.

BAN LÃNH  ĐẠO KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

Giai đoạn: 1985-1997:

Trưởng khoa: Ds. Chu Ngọc Lâm

Phó khoa:

  • Ds. Đoàn Minh Nhật (1985-1988)
  • Ds. Trần Ngọc Cường (1994-1997)

Kỹ thuật viên trưởng khoa:

  • DSTH. Nguyễn Thị Phương Lang (1985-1998)
  • DSTH. Trương Mỹ Linh (1998)

Giai đoạn: 1997-2010

Trưởng khoa: Ds. Trần Ngọc Cường

Phó khoa: Ds. Phan Thị Đào

Kỹ thuật viên trưởng khoa: DSTH. Trương Mỹ Linh

Giai đoạn: 2010 đến 2017

Trưởng khoa: Ds. Phan Thị Đào

Phó khoa: Ds. Trương Thị Ngọc Hương

Kỹ thuật viên trưởng khoa: DSTH. Trương Mỹ Linh

Giai đoạn: 2018 đến 2019: Điều hành khoa dược là Ds. Trương Thị Ngọc Hương

Từ 05/2020 : Phó trưởng khoa Dược là Ds Đặng Hữu Tâm

Từ 01/12/2021: Ds Đặng Hữu Tâm là trưởng khoa

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Nhiệm vụ của khoa Dược 

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị;

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. 

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

- Bảo quản thuốc theo theo hướng dẫn về nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.   

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

- Tham gia theo dõi kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

-  Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc), hóa chất sát khuẩn.

Cơ cấu tổ chức các bộ phận của khoa Dược

Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:

  1. Nghiệp vụ dược;
  2. Kho và cấp phát;
  3. Thống kê dược;
  4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc; 
  5. Kiểm soát chất lượng thuốc;
  6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

(Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 10/06/2011)

CÁC THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC

Đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền;

- Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc các năm: 2012, 2013

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

- Có kế hoạch đào tạo nhân sự có trình độ Chuyên khoa về Dược Lâm Sàng để làm tốt công tác Dược Lâm Sàng theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác hoạt động Dược Lâm sàng trong bệnh viện;

- Triển khai hoạt động giao thuốc, và phân chia liều dùng thuốc đến bệnh nhân tại các khoa: Hậu phẩu, Cấp Cứu, Khoa Nhi...

- Kết hợp cùng đơn vị Thông tin thuốc, xây dựng Bản tin thông tin thuốc trong bệnh viện, tăng cường công tác giám sát ADR, giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả;