THÁNG 04:ZIKA-THỦY ĐẬU-SXH-NÃO MÔ CẦU

06:28, 04/04/2016

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 

Bệnh do vi-rút Zika

Từ cuối năm 2015 đến nay, trên thế giới đã có 61 quốc gia ghi nhận các trường hợp nhiễm vi-rút Zika. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tình trạng dịch bệnh do vi-rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do mối liên quan tiềm ẩn giữa nhiễm vi-rút Zika và các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Hiện nay, WHO chưa khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế việc đi lại và thương mại với các quốc gia đang có dịch.

Ngày 4/4/2016 vừa qua, qua hệ thống giám sát, tại Tp.HCM đã phát hiện ra 1 trường hợp nhiễm vi-rút Zika. Qua điều tra dịch tễ cho thấy nguồn lây nhiễm bệnh có thể là muỗi. Đáng lo ngại hơn là tại Việt Nam, đặc biệt là tại Tp.HCM, muỗi vằn – trung gian truyền bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết Dengue rất phổ biến. Bên cạnh đó, sự giao lưu đi lại thường xuyên giữa các quốc gia cũng như giữa các địa phương trong cả nước càng làm tăng khả năng dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Do đó, biện pháp hiệu quả nhất cần thực hiện là truyền thông, vận động người dân tham gia hoạt động của chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết”, hướng dẫn người dân tự xử lý các dụng cụ chứa nước và loại bỏ hoàn toàn các vật phế thải đọng nước.

Ngoài đường lây truyền là muỗi vằn, bệnh còn có thể lây truyền qua đường tình dục, truyền từ mẹ sang con, truyền qua đường máu. Đồng thời, WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán ca nghi ngờ nhiễm vi-rút Zika bao gồm dấu hiệu ban đầu là phát bansốt 37,5oC đến 38oC và có thể có ít nhất một trong các dấu hiệu: viêm kết mạc, đau cơ, đau khớp, đau đầu. Ca bệnh xâm nhập là trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ và có tiền sử ở/đi/đến từ khu vực có dịch hoặc nghi ngờ dịch bệnh trong vòng 12 ngày trước khi có các dấu hiệu bệnh. Vì vậy, cần tăng cường truyền thông cho người dân:

  • Người ở/đi/đến từ quốc gia đang có dịch bệnh chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Người bị bệnh hoặc người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai nếu có các dấu hiệu bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh khi không cần thiết.
  • Hoãn hiến máu 28 ngày đối với người trở về từ vùng dịch hoặc người xác định nhiễm vi-rút Zika.

 

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Tp. Hồ Chí Minh giảm nhẹ trong tháng 3 vừa qua, tuy nhiên sốt xuất huyết hiện nay vẫn nằm trong ngưỡng báo động dịch do ảnh hưởng của mùa dịch năm 2015 kéo dài. Đáng lo ngại hơn, những cơn mưa đầu mùa sắp tới sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và bùng phát dịch bệnh. Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh vẫn tập trung chủ yếu tại các khu vực nhà trọ, ký túc xá, công trình xây dựng, nhà chùa, trường học, bãi đất trống, bãi phế liệu, khu vực có chăn nuôi gia cầm, gia súc… là những nơi có chỉ số lăng quăng trong các vật chứa nước rất cao nhưng lại rất khó tiếp cận và kiểm soát triệt để.

Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, truyền thông nguy cơ vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm thay đổi hành vi của người dân. Cần tăng cường truyền thông các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi như: “Dành 10 phút mỗi tuần loại bỏ hoàn toàn các vật phế thải đọng nước”. Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông cho người dân chủ động đến các cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, không giảm với thuốc hạ sốt và các biểu hiện xuất huyết dạng chấm dưới da để được khám và điều trị kịp thời.

 

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 

Bệnh do não mô cầu

Tại Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2011, mỗi năm có khoảng 650 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu. Đến nay, bệnh đã có xu hướng giảm nhiều, tuy nhiên trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, nước ta đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, trong đó đã có trường hợp mắc bệnh tại Tp.HCM

 

Ở nước ta, bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, đây là thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, để chủ động phòng, chống bệnh do não mô cầu, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường truyền thông các biện pháp phòng bệnh chủ động cho người dân, vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở Y tế dự phòng.

 

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 

BỆNH THỦY ĐẬU

Tháng 4 là thời điểm nắng nóng trong năm, do đó, khả năng mắc các bệnh do vi-rút rất cao, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Bên cạnh đó, bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người đang sống trong vùng dịch và chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, cần truyền thông rộng rãi đến cộng đồng, chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Thủy đậu (tiêm 1 mũi cho trẻ từ 9 tháng – 12 tuổi, từ 12 tuổi trở lên cần tiêm 2 mũi cách nhau 6 tuần) và các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, chế độ dinh dưỡng nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời, những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Tại các trường học xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lan rộng như: học sinh mắc bệnh được nghỉ học, tổng vệ sinh trường lớp, truyền thông cho ban giám hiệu và phụ huynh học sinh về các biện pháp phòng ngừa bệnh.

 

 

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 

 
   

BỆNH SỐT RÉT

       Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium, do trung gian muỗi Anopheles chích (đốt) người bệnh truyền sang người lành. Từ 10 đến 15 ngày sau khi bị muỗi chích, người bệnh có dấu hiệu rét run, sốt, đau đầu, nôn ói. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và đe dọa tính mạng bằng cách gây cản trở cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng. Do đó, các đơn bị y tế cần truyền thông cho người dân các biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất như sau:

  • Không cho muỗi ở: dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm quanh nhà.
  • Không cho muỗi đẻ: Không để nước đọng, đậy kín và súc rửa dụng cụ chứa nước, thả cá diệt lăng quăng.
  • Không cho muỗi chích: ngủ mùng có tẩm thuốc diệt muỗi, dùng nhang muỗi, bình xịt muỗi và mặc quần dài, áo tay dài.
  • Trước khi đi vào vùng sốt rét lưu hành, cần đến Trạm y tế để được tư vấn và cấp thuốc điều trị. Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghi ngờ sốt rét.

Thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, do đó, diệt lăng quăng và diệt muỗi có thể chủ động phòng ngừa được những bệnh lây truyền do muỗi đốt như Sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi-rút 

 


admin
TAG:
Ý kiến của bạn

Giới hạn tin theo ngày :